Đội ngũ giảng viên trình độ cao

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được chính thức thành lập từ năm 1996. Trải qua một chặng đường phát triển, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và truyền bá pháp luật lớn nhất ở khu vực phía Nam.

Bên cạnh chuyên ngành Luật truyền thống, hiện nay Nhà trường đang từng bước chuyển từ trường đại học đơn ngành sang trường đại học đa ngành với việc mở thêm ngành đào tạo mới. Từ năm học 2009 - 2013, Nhà trường mở thêm 3 ngành đào tạo là Quản trị - Luật (thời gian đào tạo 5 năm), Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý). Đến năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định 2234/QĐ-BGDĐT cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh mở thêm ngành Luật Thương mại quốc tế.

Như vậy, tính đến năm 2017 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh sẽ tuyển sinh và đào tạo 05 ngành thuộc các lĩnh vực pháp luật, Kinh tế và Ngôn ngữ.

Với mục tiêu và sứ mệnh của mình, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh có các ưu thế đặc thù trong công tác đào tạo như sau:

1 - Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh – là một trong hai Trường đại học trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước theo Quyết định số 549 /QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ Tướng Chính phủ, với tiêu chí chất lượng đã được khẳng định “chuẩn mực – năng động – uy tín” đã và đang là một cơ sở đào tạo cung ứng chủ yếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực pháp luật cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của các tỉnh phía nam nói riêng và cả nước nói chung. 


2 - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh có bề dày kinh nghiệm trong công tác đào tạo cán bộ pháp luật với lịch sử phát triển 30 năm, đã góp phần đào tạo phần lớn đội ngũ cán bộ pháp luật cho các tỉnh phía Nam. Tính từ năm 1996 đến 2011, Trường đã cấp bằng Cử nhân luật cho trên 77.000 người, (trong đó có 29.978 sinh viên hệ chính quy và  47.600 học viên hệ vừa làm vừa học). Hàng năm, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh hàng năm có việc làm là khá cao. Tỉ lệ sinh viên  có việc làm ổn định đều chiếm trên 85%.. Điều này chứng tỏ nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực là sinh viên Luật là vẫn còn rất cao. Và dự kiến trong thời gian tới với chiến lược cải cách tư pháp sẽ là cơ hội để các sinh viên tốt nghiệp tại trường có cơ hội việc làm ổn định.


3- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh có đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật mạnh cả về số lượng và chất lượng, đứng thứ 2 cả nước, lớn nhất khu vực phía Nam và gấp hàng chục lần các cơ sở đào tạo cử nhân luật ở phía Nam. Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức nhân sự, phát triển đội ngũ giảng viên. Hiện nay Nhà trường có đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật mạnh cả về số lượng và chất lượng, đứng thứ 2 cả nước, lớn nhất khu vực phía Nam và gấp hàng chục lần các cơ sở đào tạo cử nhân luật ở phía Nam. Đến năm 2016, Nhà trường có 387 CB,GV; trong đó có 274 giảng viên gồm có 01 giáo sư, 12 Phó Giáo sư, trên 47 tiến sĩ, trên 175 thạc sĩ, 01 giảng viên cao cấp và 31 giảng viên chính. Rất nhiều giảng viên là tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài như Nga, Đức, Nhật, Úc, Thụy Điển, Hà Lan, Hàn Quốc, Anh, Pháp... Lực lượng giảng viên có chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy, tâm huyết với sinh viên, thành thạo ngoại ngữ một thế mạnh vượt trội của trường so với tất cả các cơ sở đào tạo luật khác ở phía Nam.